Kỹ thuật điện tử viễn thông là làm gì? khám phá cơ hội nghề nghiệp
Ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông đang trở thành tâm điểm của sự phát triển công nghệ, mở ra không gian lớn cho những cơ hội nghề nghiệp đa dạng và đầy hứa hẹn. Bài viết này sẽ đưa bạn đi khám phá về tiềm năng ngành này, và giải đáp câu hỏi “Ngành điện tử – kỹ thuật viễn thông là làm gì?”
Mục lục
1. Nhu cầu tuyển dụng ngành điện tử viễn thông
Kỹ thuật điện tử viễn thông là lĩnh vực kết hợp giữa công nghệ điện tử và viễn thông nhằm phát triển và nâng cao hiệu suất trong truyền thông tin và giao tiếp. Với ứng dụng cao, thực tế trong đời sống, lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của xã hội hiện đại.
Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử – viễn thông là rất lớn; đặc biệt, hiện nay các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới đã và đang chuyển dịch đầu tư phát triển vào Việt Nam như Intel, Samsung, Apple, LG,…. và sắp tới là các công ty lĩnh vực thiết kế vi mạch.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2030, nhu cầu về nhân lực trong ngành công nghiệp cơ điện tử sẽ đạt khoảng 1,2 triệu người. Đây là một nhu cầu nhân lực cực kỳ lớn; vì thế mở ra nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông
2. Học ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông là làm gì?
Với sự phát triển nhanh chóng của ngành điện tử viễn thông, cơ hội nghề nghiệp cũng ngày càng đa dạng. Từ kỹ sư viễn thông, chuyên viên mạch điện tử đến các chuyên gia nghiên cứu về mạng 5G, mọi người đều có thể tìm thấy lĩnh vực phù hợp với đam mê và kỹ năng của mình.
Sinh viên theo đuổi kỹ thuật điện tử – viễn thông có thể tham khảo các vị trí sau:
- Kỹ sư viễn thông: Tham gia vào quá trình phát triển và duy trì hệ thống viễn thông. Bao gồm thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông
- Chuyên gia thiết kế mạch điện tử: tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới, từ việc nghiên cứu đến việc đưa ra các giải pháp kỹ thuật tiên tiến
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại công ty sản xuất phần mềm thế giới di động, công ty điện tử viễn thông.
- Chuyên viên an ninh mạng: Bảo vệ thông tin và dữ liệu truyền qua các hệ thống viễn thông.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.
- Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử viễn thông, truyền thông….
Theo thống kê, người làm trong ngành kỹ thuật điện tử có mức lương khá hấp dẫn, trung bình là 11 triệu đồng và mức cao phổ biến nhất là khoảng 20 triệu đồng/tháng. Theo đó, với sinh mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm mức lương dao động 7-10 triệu đồng dành cho sinh viên mới ra trường , ít kinh nghiệm. Với những người từ 1, 2 năm kinh nghiệm trở lên và tùy vào năng lực mức sẽ từ 10 – 30 triệu đồng.
Xem thêm: Review ngành điện tử viễn thông
Kỹ thuật điện tử – viễn thông là một lĩnh vực mang tính ứng dụng cao, mở ra sự nghiệp tiềm năng, phát triển tốt. Việc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao cùng với sự đa dạng của các vị trí công việc làm cho ngành này trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu của những người muốn thách thức bản thân và đóng góp vào sự phát triển của công nghệ và xã hội. Hãy đồng hành cùng ngành điện tử viễn thông để xây dựng một tương lai đầy hứa hẹn!