Ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì? Ở đâu?
Ngành Quản trị Khách sạn không chỉ mang lại cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về quản lý và vận hành khách sạn mà còn mở ra một thế giới đa dạng về cơ hội nghề nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá về ngành này và trả lời câu hỏi: “Ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì?”
Mục lục
Tổng quan ngành quản trị khách sạn
Quản trị khách sạn là lĩnh vực chuyên quản lý và vận hành các hoạt động của khách sạn, từ dịch vụ phòng, nhà hàng, đến các hoạt động giải trí và quản lý nhân sự.
Bao gồm các khía cạnh:
- Quản lý hoạt động khách sạn:
Đây là một khía cạnh quan trọng, phụ trách điều hành toàn bộ khách sạn, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Hoạt động này không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc phòng ốc mà còn tập trung vào trải nghiệm khách hàng, từ quá trình đặt phòng đến việc rời khách sạn. Người quản lý cần đảm bảo dịch vụ chất lượng và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đa dạng.
- Quản lý và đào tạo nhân sự:
Việc quản lý đội ngũ nhân sự là quan trọng để duy trì môi trường làm việc chuyên nghiệp và hỗ trợ sự hài lòng của khách hàng. Đây cũng là một yếu tố cơ bản của quá trình quản trị kinh doanh khách sạn. Nó yêu cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến con người, bao gồm: tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng,..
- Quản lý marketing và sự kiện:
Các hoạt động chiến lược marketing giúp xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho cơ sở lưu trú, thu hút nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó những hoạt động này cũng giúp người quản lý nắm bắt chân dung khách hàng, cung cấp những trải nghiệm đặc sắc hơn. Một số hoạt động điển hình như nghiên cứu thị trường và phân tích cạnh tranh, xây dựng chiến lược và tổ chức và quản lý các sự kiện, hội nghị, và hội thảo….
- Quản lý tài chính:
Để duy trì và phát triển khách sạn cần tối ưu hóa việc quản lý tài chính. Điều này đảm bảo lợi nhuận, kiểm soát chi phí và tăng trưởng doanh thu. Người quản lý cần tạo lập, phân bổ ngân sách hàng năm và đánh giá, điều chỉnh hiệu quả.
Xem thêm: Ngành quản trị du lịch khách sạn
Học ngành quản trị khách sạn ra trường làm gì?
Theo thống kê, trong những năm gần đây, Việt Nam đã đón và phục vụ hàng chục triệu lượt khách du lịch quốc tế, và con số dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới. Điều này cũng ra vấn đề đòi hỏi những trải nghiệm dịch vụ khi nghỉ dưỡng tại nước ta phải đạt mức hoàn hảo để được họ.
Theo báo cáo, số lao động trực tiếp làm việc trong ngành khách sạn năm 2019 hơn 125 triệu người, con số này dự báo tăng lên 154 triệu người vào năm 2029. Với xu hướng tăng trưởng này, lĩnh vực quản trị khách sạn mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn và đa dạng. Sinh viên quản trị khách sạn có thể làm việc tại các khách sạn, resort, khu du lịch, cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế. Theo đó, bạn có thể ứng tuyển các vị trí:
- Quản lý khách sạn:
Với kiến thức và kỹ năng rèn luyện trong ngành quản trị khách sạn, bạn có thể đảm nhận quản lý khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng. Nhiệm vụ của bạn sẽ như là điều hành một doanh nghiệp bao gồm quản lý các hoạt động hàng ngày, đảm bảo chất lượng dịch vụ,… Mục tiêu là tạo ra trải nghiệm toàn diện và chất lượng, làm hài lòng khách hàng.
- Quản lý nhà hàng:
Tương tự các vị trí quản lý, nhiệm vụ của bạn đảm bảo nhà hàng hoạt động hiệu quả. Các công việc sẽ bao gồm quản lý nhân viên, đảm bảo chất lượng thực phẩm và dịch vụ, thiết kế, kiểm soát và điều chỉnh menu.
- Chuyên viên kinh doanh dịch vụ khách hàng:
Vị trí này đảm bảo rằng mọi nhu cầu và yêu cầu của khách hàng được đáp ứng, từ lúc đặt phòng đến lúc trả phòng. Bạn sẽ lên kế hoạch, cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu khách hàng.
- Chuyên viên quảng cáo, sự kiện:
Công việc này yêu cầu bạn tiếp cận và giữ chân khách hàng thông qua các chiến lược quảng bá và sự kiện trong lĩnh vực khách sạn. Bạn sẽ đảm nhận lên kế hoạch, tổ chức, điều hành các hoạt động quảng bá cũng như các sự kiện của khách sạn, nhà hàng,…
- Quản lý đào tạo nhân sự:
Để trở thành người quản lý, đào tạo nhân sự cho khách sạn bạn cần xây dựng các chương trình đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ nghề và tăng cường tinh thần làm việc trong tổ chức. Nhiệm vụ của bạn là đảm bảo nhân viên phát triển được tiềm năng bản thân và tạo ra đội ngũ chất lượng cho khách sạn.